Thời tiết vào mùa hè luôn luôn nóng bức, khiến trẻ dễ bị rôm sẩy. Và để ngăn ngừa trẻ bị như vậy, không ít chị em đã sử dụng phấn rôm – một loại phấn dạng bột mịn đã quá quen thuộc. Phấn rôm là loại sản phẩm được sản xuất từ khoáng chất mịn là bột talc nghiền. Trong phấn rôm chủ yếu là bột talc, muối kẽm, muối canxi, chất béo và chất tạo mùi. Phấn rôm nếu sử dụng quá nhiều cho trẻ sẽ gây ra những tác hại khôn lường. Vậy tác hại của phấn rôm là gì?
-
Ăn giá đỗ sống có tốt không – Mặt lợi và mặt hại bạn không thể không biết
-
Tất tần tật các cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo
Phấn rôm có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng
Có người cho rằng nếu lạm dụng sử dụng phấn rôm sẽ dẫn tới khả năng mắc ung thư buồng trứng ở các bé gái. Nguyên nhân là do phấn rôm có liên quan đến việc hình thành khối u ở buồng trứng.
Hố chậu của bé gái thông ra bên ngoài qua bộ phận sinh dục nên bụi phấn rôm rất dễ xâm nhập từ ngoài vào. Từ đó sẽ cùng với các chất gây hại siêu nhỏ đi vào cơ thể gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Lâu dần sẽ hình thành nên khối u và ung thư buồng trứng. Khi bạn xoa phấn rôm vào gần phần bụng dưới của bé, các hạt phấn li ti sẽ xâm nhập vào cơ thể của bé, gây viêm nhiễm âm đạo.
Tuy chưa có văn bản chính thức nào đưa ra kết luận về việc phấn rôm gây ra ung thư buồng trứng nhưng các nhà khoa học vẫn đưa ra lời khuyên cho các chị em là không nên sử dụng phấn rôm cho khu vực bụng dưới của các bé gái.
Các bệnh về đường hô hấp
Do thành phần của phấn rôm chủ yếu là bột talc, bột này có một đặc tính là không tan trong nước. Cho nên khi bạn sử dụng, trẻ sẽ rất dễ hít phải vì bụi phấn bay rải rác.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy đường hô hấp nghiêm trọng, thậm chí cũng có trẻ đã tử vong. Bột talc tích tụ lau trong phổi, lâu dần sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn khiến trẻ khó thở.
Mới đầu, khi trẻ hít phải phấn rôm, chúng sẽ có biểu hiện như khó thở, hắt hơi, sổ mũi, ho khan. Nếu tình trạng này liên tục lặp lại, trẻ sẽ mắc phải một căn bệnh có tên “bệnh bụi phổi”.
Nguy hiểm khi mua phải hàng nhái
Để tránh những hậu quả xấu xảy ra với con nhỏ, bạn nên cân nhắc khi mua phấn rôm. Tốt nhất bạn nên chọn những sản phẩm có uy tín, nguồn gốc rõ ràng, có ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì.
Trước khi thoa cho trẻ, bạn có thể thử phản ứng của phấn rôm với da của trẻ trước. Tuy nhiên, nên thử trên da tay của bé trước nhé. Để phấn rôm trong vòng 24 giờ, nếu không có dấu hiệu bất thường thì bạn có thể yên tâm.
Tuyệt đối cẩn thận khi sử dụng sản phẩm phấn rôm. Không nên thoa cho trẻ ở phía trước gió quạt để tránh trẻ bị sặc bụi phấn. Đối với bé gái, bạn nên tránh vùng gần phía bụng dưới của trẻ.
Hi vọng qua đây, bạn sẽ biết cách sử dụng phấn rôm như thế nào cho trẻ để hạn chế những tác hại xấu của phấn rôm đối với trẻ nhé!