Trang chủ Tin tức Làm thế nào để được cấp lại Sổ Bảo hiểm Xã hội?

Làm thế nào để được cấp lại Sổ Bảo hiểm Xã hội?

14
0

Sổ bảo hiểm xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động, đây là giấy tờ không thể thiếu trong nhiều thủ tục liên quan đến an sinh xã hội của người lao động, cũng như cung cấp các thông tin cần thiết để người lao động tra mã số bảo hiểm xã hội, tra cứu quá trình tham gia BHXH.v.v… Tuy nhiên, nhiều người vẫn bất cẩn dẫn tới sổ bảo hiểm xã hội bị mất hoặc rách hỏng. Vậy trường hợp cần thiết phải xin cấp lại Sổ Bảo hiểm Xã hội thì cần chuẩn bị những giấy tờ và làm những thủ tục gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này.

1. Các trường hợp nào sẽ được cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội

Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH có nêu rõ các trường hợp sau sẽ được cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội

– Cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

– Cấp lại bìa sổ Bảo hiểm xã hội  các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

– Cấp lại tờ rời sổ Bảo hiểm xã hội  các trường hợp: mất, hỏng.

2. Các giấy tờ cần thiết để cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội

Sổ Bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH. Trong trường hợp cần cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội, người lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH bao gồm:

– Đơn trình báo mất sổ Bảo hiểm xã hội  có xác nhận của cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú (cấp xã).

– Đơn đề nghị cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội  (theo mẫu số 06/SBH) có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

– Giấy xác nhận quá trình đóng BHXH của cơ quan BHXH liên quan.

– Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp 1 lần tại cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú.

– Tờ khai cấp sổ (nếu đã bị mất thì phải liên hệ đơn vị cũ hoặc cơ quan BHXH nơi cấp sổ để sao y).

– Bản sao chứng minh thư nhân dân (có chứng thực).

3. Thời hạn cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội

Người lao động nộp hồ sơ cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc. Cụ thể, khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

– Cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; Sổ Bảo hiểm xã hội do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ thì không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

– Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết; 

Kê khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động cho thuê nhà 

3 điều cần biết khi lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử

– Điều chỉnh nội dung đã ghi trên Sổ Bảo hiểm xã hội: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đặc biệt, khi làm các thủ tục để cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ không phải chịu bất kỳ khoản lệ phí nào.

Như vậy, để được cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội  trong trường hợp bị mất, hỏng hay sai thông tin. Người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cũng như hoàn thiện các thủ tục nêu trên. Bên cạnh đó vì Sổ Bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH nên người lao động cần lưu ý bảo quản cẩn thận cuốn sổ quan trọng này

 

Bài trướcKê khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động cho thuê nhà
Bài tiếp theoReview đồng hồ Casio thể thao Baby G nữ BG-6903-7C

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây